sử dụng bếp gas như thế nào để bạn và gia đình luôn an toàn

Xưa nay, bếp nấu ăn là món đồ gia dụng thân thiết là người bạn đồng hành cùng chị em nội trợ tạo ra những bữa ăn gia đình ấm cúng. Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, chúng ta có thêm rất nhiều sự lựa chọn với các dòng sản phẩm bếp về mẫu mã, chủng loại,… và việc chọn dùng  bếp gas hay dùng điện cũng là một vấn đề băn khoăn trước quyết định chọn mua bếp. Và khi mà bếp gas vẫn còn là lựa chọn phổ biến đối với đa phần người sử dụng thì có những mối lo ngại xoay quanh những câu hỏi như:
– Liệu sử dụng bếp nấu dùng gas có nguy hiểm không?
– Nguy hiểm ở bếp nấu hay ở gas?
– Dấu hiệu và cách cấp cứu khi bị ngộ độc gas.
– “Nếu sống chung với lũ” thì cách thức đề phòng là gì?
Ở mức độ chia sẻ kiến thức, Bếp An Thịnh hy vọng sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ vấn đề hơn và an tâm khi sử dụng bếp.
1. Thành phần khí Gas
Khí gas dân dụng được chiết xuất từ các mỏ dầu. Gas gia đình đang được sử dụng được hóa lỏng dưới áp suất cao và chứa trong các bình kim loại có dung tích 12kg gas lỏng. Thành phần khí gas gồm có 30% propan và 70% butan.

images

sử dụng bếp gas như thế nào để bạn và gia đình luôn an toàn

Người dùng cần biết rằng khí gas tự nhiên không có mùi và cũng không độc hại trực tiếp khi hít phải. Thực ra, gas được xem là loại nhiên liệu khá an toàn cho môi trường, nó sản sinh ra ít khí nhà kính nhất (loại khí gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu) so với gỗ, than đá hay dầu mỏ!
Rủi ro đầu tiên của khí gas là khi bị tích tụ lâu ngày trong phòng kín thì dễ bắt lửa và cháy nổ, rất nguy hiểm và để lại các hậu quả khó lường. Chính vì thế gas thường được nhà sản xuất trộn với loại khí có mùi trứng rất đặc trưng để có thể nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn mọi rủi ro phát sinh. Bản thân khí gas không gây ngộ độc, tuy nhiên, nếu người dùng bị giam trong phòng kín và bị gas rò rỉ, chúng sẽ chiếm hết lượng khí Oxy cần thiết, gây ngạt thở,buồn nôn và chóng mặt.

Xem thêm:

Top 5 bếp ga bán chạy tháng 6

Cách sử dụng bếp gas tiết kiệm gas

Cách lắp đặt lon gas cho bếp gas mini
Thứ hai, khi sử dụng các vật dụng nấu nướng không đảm bảo, lượng oxy cần để đốt cháy gas không đủ dẫn đến khí phát sinh là CO thay vì CO2 thông thường. Khí CO rất độc hại và là nguyên nhân gốc cho những vụ ngộ độc xuất phát từ khí độc Cacbon oxyt.

2, Lý do khiến hít phải khí gas dẫn tới đau đầu, buồn nôn

Các triệu chứng khi hít phải khí gas
Trước hết, do khí độc CO là loại khí không màu, không mùi, không có tính kích thích, nếu không có mùi đặc biệt, chúng ta sẽ không thể biết được trong không khí hít thở có CO hay không
Khí Cacbon oxyt (CO) sau khi hít vào phổi liền kết hợp ngay với hồng cầu (Hb) trong máu, vì nó mạnh hơn Oxy tới 300 lần nên làm cho hồng cầu mất đi chức năng mang theo Oxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu Oxy.
– Khi cơ thể người hít phải CO trong không khí: sẽ bị trúng độc nhẹ với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, mất ý thức.
– Khi hít phải 0.1% khí CO trong không khí: sẽ bị trúng độc vừa với biểu hiện mạch đập nhanh, mặt đỏ, môi tím đỏ, hôn mê, phản xạ của mắt và giác mạc đối với ánh sáng chậm.
– Khi hít phải trên 0.5% khí CO trong không khí: sẽ bị trúng độc nặng, nạn nhân hôn mê sâu, mất hết phản xạ, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc bọc nước, có thể dẫn đến tràn dịch phổi, não úng thủy, hô hấp kém, loạn mạch… thậm chí gây tử vong do các cơ quan nội tạng tê liệt.
3, phát hiện nạn nhân trúng độc khí gas
Cần lập tức cứu hộ theo các bước sau:
* XÁC ĐỊNH XEM CÓ ĐÚNG BỊ TRÚNG ĐỘC KHÍ GAS HAY KHÔNG:
Nếu hiện trường có mùi gas khác thường, môi nạn nhân có màu tím đỏ là triệu chứng thuyết phục nhất của hiện tượng trúng độc khí CO.
* ĐỘNG THÁI PHẢN ỨNG NHANH SƠ CỨU:
– Lập tức mở các cửa sổ hoặc đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí gas, nới lỏng quần áo, thắt lưng, để đầu nạn nhân ngả ra phía sau, duy trì đảm bảo thông đường hô hấp.
– Khi hít phải khí gas mà cảm thấy toàn thân rã rời, không thể đứng vững được thì nên di chuyển bằng cách bò dưới đất, nhanh chóng rời khỏi nơi đó hoặc mở cửa sổ. Những người bị trúng độc loại vừa cũng đều phải đưa đi bệnh viện, vì trong hoàn cảnh tự nhiên, CO trong cơ thể cần khoảng một ngày mới có thể bài trừ hết, nếu không nhanh chóng trị liệu bằng Oxy cao áp thì sẽ để lại di chứng.
* TRONG THỜI GIAN CHỜ XE CẤP CỨU:
– Cần theo dõi thần chí, mạch đập, hô hấp, sắc diện, đồng tử… của nạn nhân để kịp thời xử lý khẩn cấp. Nếu thấy nạn nhân ngừng thở thì có thể hô hấp nhân tạo. Nếu khó thở do vật nôn làm nghẽn đường thở, phải nhanh chóng lấy hết vật đó ra. Nếu phát hiện thấy vết thương, cần cầm máu, băng bó, cố định vết thương…
* ĐẶC BIỆT CẦN CHÚ Ý:
Trong khi cấp cứu người bị ngộ độc khí gas thì cần tuyệt đối tránh không gọi điện thoại, hút thuốc, đóng mở các công tắc, cầu dao nguồn điện vì có thể gây ra tia lửa trong môi trường bị nhiễm khí gas dễ xảy ra cháy nổ.
4) Đề phòng giò gỉ gas và cấp cứu người hít phải khí gas
Cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân rò rỉ khí gas để khắc phục thông thường do mấy nguyên nhân sau:
– Lắp bình gas chưa đúng quy cách, tự tháo lắp bình mà không kiểm tra kỹ hoặc chất lượng bình gas kém.
– Thao tác sử dụng chưa đúng, nấu canh bị trào ra gây tắt bếp, mâm lửa bị gió thổi tắt mà không tắt bếp.
– Phòng bếp có không gian chật hẹp, không thông khí nên bị thiếu Ôxy nghiêm trọng.
– Bếp gas thông thường không đốt cháy hết lượng gas tiêu thụ. Do đó sẽ tồn tại một lượng khí độc xung quanh môi trường nấu bếp về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, bằng bước tiến dài của khoa học, kỹ thuật những nguy hiểm tiềm tàng này đã được khắc phục bằng công nghệ Bếp gas hồng ngoại, giúp đốt cháy hoàn toàn lượng gas giúp môi trường bếp luôn an toàn giúp bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu trong gia đình.

Xem thêm: https://bepdientutotblog.wordpress.com/

Leave a comment